Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

Nông dân đến thư viện để tìm thông tin, tri thức

Ở thời buổi phương tiện thông tin bùng nổ, hình ảnh những người nông dân chân lấm tay bùn đến thư viện miệt mài đọc sách, lĩnh hội kiến thức khiến không ít người cảm phục. Chuyện nghe lạ nhưng lại có thật ở Trang Liệt, phường Đồng Quang (thị xã Từ Sơn - Bắc Ninh).
Bắc Ninh: Thư viện của nông dân trên vùng quê văn hóa
Hàng chục năm nay, thư viện là nơi người nông tìm đến để nắm bắt thông tin

Nơi nông dân ham học

Thư viện Trang Liệt nằm trong trung tâm văn hóa của thôn, được xây dựng khá khang trang. ông Ngô Hữu Lợi, 58 tuổi, thủ thư cho hay: “Thành lập năm 1961, Trang Liệt là thư viện hợp tác xã nông nghiệp điển hình toàn miền Bắc thời đó. Từ quy mô nhỏ, đầu sách hạn chế, đến nay, thư viện đã trở thành trung tâm văn hoá, điểm học tập thường xuyên của cả cộng đồng. Hiện thư viện có tới 8.000 đầu sách, 23 loại báo và tạp chí các loại”.

Với bề dày truyền thống, thư viện Trang Liệt đã được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Hơn cả những danh hiệu đó, nhờ có thư viện, phong trào đọc ở đây khá nề nếp, quy củ, tạo động lực cho phong trào khuyến học của địa phương phát triển. Phòng đọc khang trang, thoáng mát với diện tích 80m2, thư viện cùng lúc có thể phục vụ hơn 40 bạn đọc. Cùng với việc tập hợp một số lượng sách báo lớn, đáp ứng nhu cầu người đọc, thư viện Trang Liệt đã có những cách làm hay, hiệu quả. Với việc duy trì mở cửa 5 buổi/tuần vào các ngày 2, 4, 6, 7, chủ nhật, thư viện không chỉ hướng trọng tâm vào đối tượng thanh, thiếu niên mà còn tạo điều kiện cho người dân đến đọc hoặc mượn sách về nhà.

Nhằm tạo thuận lợi cho bạn đọc, nhất là những nông dân quanh năm bận bịu với đồng ruộng, mỗi khi có sách mới, thư viện lại giới thiệu rộng rãi trên hệ thống loa truyền thanh. Ông Lợi chia sẻ: “Mỗi khi có sách quý, người lớn, học sinh kéo nhau đến thư viện đọc rất đông. Có người ham đọc sách đến mức, vừa đi làm đồng về, biết thông tin, ghé vào thư viện mượn sách về đọc luôn. Nhiều khi số lượng sách có hạn nên mọi người chỉ được mượn thời gian ngắn, đọc xong phải trả lại ngay để cho người khác mượn”.

Ngay như ông Lợi, vốn tật nguyền từ nhỏ nhưng thú ham đọc sách đã níu chân ông ở lại thư viện, cống hiến hàng chục năm qua. Hình ảnh ông già đi lại khó khăn nhưng hàng ngày đều đặn đến trông nom khiến người dân Trang Liệt nể phục và tự nguyện đóng góp, duy trì hoạt động thư viện suốt từ ngày đầu thành lập cho tới nay.

Mải miết sắp xếp gọn gàng những chồng báo của mọi người vừa gửi trả, ông Lợi tâm sự: “Tôi đi lại khó khăn nhưng luôn được bà con, nhất là các cháu học sinh giúp đỡ nên công việc cũng bớt phần vất vả. Dù số tiền hỗ trợ của chính quyền không nhiều (200.000 đồng/tháng) nhưng không vì thế mà tôi có ý định từ bỏ công việc đầy ý nghĩa này”.

“Mục sở thị” kho thư viện, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều đầu sách quý, nhất là về nông nghiệp, nông thôn; báo chí cũng được cập nhật thường xuyên, liên tục. Mỗi lĩnh vực được sắp xếp khoa học, ghi chú rõ ràng trên mỗi đầu sách nên khi người đọc có nhu cầu được đáp ứng nhanh chóng, tiện lợi.

Ở giữa vùng quê, người dân vẫn chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng thư viện hoạt động khá chuyên nghiệp. Thư viện ghi rõ nội quy, yêu cầu mọi người chấp hành đúng, như khi đến đọc, mượn sách, báo phải đăng ký cấp thẻ, có sổ mượn sách; quy định số lượng, thời gian mượn, nếu quá lâu sẽ thông báo trên đài truyền thanh. Điều đáng ghi nhận là mọi người rất đồng thuận và tuân thủ đúng quy định, giúp thư viện hoạt động hiệu quả.

Huy động mọi nguồn lực

Để có nguồn sách phục vụ bạn đọc, hàng năm, chính quyền địa phương trích một khoản kinh phí nhỏ hỗ trợ việc mua sách, báo; thường xuyên phối hợp với trường THCS phát động học sinh, phụ huynh ủng hộ tiền, bổ sung sách mới. Cứ 5 năm một lần, thư viện lại kêu gọi nhân dân đóng góp, khuyến khích bà con ủng hộ sách. Nếu số lượng sách trùng bản, sách cũ nát nhiều, thư viện chuyển ủng hộ sách sang tiền mặt để mua sách mới. Chỉ tính riêng năm 2009, thư viện đã huy động được 5,5 triệu đồng để mua sách, báo. Ngoài ra, còn vận động Thư viện tỉnh Bắc Ninh, Thư viện Quốc gia ủng hộ sách, báo để kho sách thêm phong phú.

Không những thế, nhằm thu hút bạn đọc, các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn, thư viện còn phát động các cuộc thi đọc sách. Tổ chức đều đặn các buổi nói chuyện chuyên đề về văn học, lịch sử hoặc tình hình thời sự nổi bật... Hay nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn, thư viện cùng các đoàn thể trong xã tổ chức phát động cuộc thi tìm hiểu, thu hút hàng trăm bài dự thi của các tầng lớp nhân dân. Cách làm này không chỉ góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho người dân mà còn phát huy hiệu quả phong trào đọc sách, báo.

“Ở quê tôi, nông dân rất đam mê đọc sách, báo. Ngay cả vụ thu hoạch, không có thời gian đọc sách, người dân vẫn tranh thủ vào mượn báo để cập nhật thông tin. Với những đầu sách về mảng nông nghiệp, nông thôn thì thư viện tương đối đầy đủ, gồm sách về các mô hình kinh tế hiệu quả, cách phòng tránh dịch bệnh, nuôi trồng cây - con mới...”, ông Lợi tự hào.

Ngoài các ngày mở cửa theo quy định, thư viện còn có đội ngũ cộng tác viên với hơn chục em học sinh Trường THCS Đồng Quang mang sách, báo đến tận nhà cho những cụ già có nhu cầu đọc nhưng đi lại khó khăn.

Ông Ngô Hữu Quỳnh, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn Trang Liệt hồ hởi: “Chính việc đến thư viện đọc sách, báo hàng ngày giúp người dân chúng tôi nắm bắt thông tin giáo dục, khích lệ tinh thần ham học của các cháu, đẩy mạnh phong trào khuyến học của địa phương...”. Với tinh thần ham học, cũng thật dễ hiểu khi Trang Liệt là nơi khởi phát của phong trào xây dựng Làng văn hóa. Để rồi bắt đầu từ đây, phong trào được phát triển rộng khắp trên cả nước.

Nguồn: "http://www.cinet.gov.vn/ArticleDetail.aspx?newsid=50087&ZoneId=78&rid=140"

Trao đổi tư liệu với thư viện lớn nhất thế giới

TT - UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa có chủ trương cho phép các cơ quan trực thuộc thực hiện chương trình hợp tác, trao đổi tư liệu với Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ - thư viện lớn nhất thế giới hiện nay.

Nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tiếp cận với bản sắc phong thần hoàng làng Thủ Lễ, thuộc xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế - Ảnh: Lê Thị Toán

Trước đó, tháng 8-2008, bà Tôn Nữ Liên Hương, người đảm trách khu vực Đông Nam Á của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, đã trực tiếp đặt vấn đề với Huế về việc hợp tác nghiên cứu và trao đổi tư liệu.

Dự kiến thực hiện trong tháng 8-2010, tư liệu mở đầu chương trình trao đổi là hệ thống gần 300 bản sắc phong, sắc chỉ, sắc chế... của triều đình nhà Lê - Tây Sơn và Nguyễn, do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế vừa sưu tầm được tại các làng xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Ngày 11-5, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Thừa Thiên - Huế đã có hội nghị thẩm định về mặt nội dung hệ thống bản sắc nói trên.

Theo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, đơn vị này bước đầu đã tổ chức số hóa, phân loại, dịch nghĩa... văn bản. Chiếm phần lớn trong số gần 300 bản sắc là sắc phong các vị thần, nhất là thần hoàng và những vị nhân thần có công trạng; khen thưởng hay giáng, bổ các vị quan lại...

Đây chính là một phần của dự án thư viện Hoàng Cung Huế (hoặc thư viện Cố Đô), chủ yếu nhằm tập hợp tất cả những nguồn tư liệu Hán - Nôm cổ của Huế, dự kiến đặt tại di tích Tàng Thư lâu - một cơ quan lưu trữ của triều đình nhà Nguyễn.

Nguồn: "http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/379359/Trao-doi-tu-lieu-voi-thu-vien-lon-nhat-the-gioi.html"


Thứ Tư, 19 tháng 5, 2010

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Thư viện cổ Thiên Nhất Các

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Thư viện cổ Thiên Nhất Các, thư viện lâu đời nhất châu Á và là một trong ba thư viện tư nhân lâu đời nhất thế giới.

Tiếp tục chuyến thăm tỉnh Chiết Giang, chiều 28/4/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm thành phố Ninh Ba, một trong những thành phố phát triển năng động, có sức cạnh tranh mạnh nhất Trung Quốc.
*Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến thăm Thư viện cổ Thiên Nhất Các được xây dựng năm 1561, là thư viện tư nhân lâu đời nhất châu Á và là một trong ba thư viện tư gia lâu đời nhất thế giới. Đây là di tích nằm trong danh sách văn vật được bảo vệ trọng điểm của Trung Quốc.
*Nguồn: http://www.chinhphu.vn/Home/Viet-Nam-la-diem-dau-tu-hap-dan-cua-doanh-nghiep-Ninh-Ba/20104/30390.vgp

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2010

Tìm tin trên Internet (tiếp,t,t)

Yêu cầu:
-Cho biết địa chỉ website của Thư viện trường đại học Camridge và giờ mở cửa của thư viện
-Cho biết số lượng vốn tài liệu của Thư viện Quốc hội Mỹ

Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2010

Tìm tin trên Internet (tiếp) tìm kiếm hình ảnh




cho biết địa chỉ website chứa những hình ảnh này.

Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2010

Tìm tin trên Internet (tiếp)

5. Viết đường dẫn để tìm đến địa chỉ dưới đây (sử dụng danh mục của Yahoo - Yahoo! Directory)
.Library and Information Science Wiki
Community encyclopedia for library and information science topics.
www.liswiki.com/wiki/Main_Page
6. Viết đường dẫn để tìm đến địa chỉ website của tỉnh Khánh Hoà (sử dụng http://www.vietnamwebsite.net) và từ đó cho biết tỉnh Khánh Hoà được thành lập vào ngày tháng năm nào (viết đường link), có những Huyện, thị, thành phố nào trực thuộc.

Tìm tin trên Internet

Bài tập Tìm tin trên Internet

Tìm kiếm thông tin trên mạng thông qua www.google.com hoặc www.yahoo.com hoặc www.alltheweb.com hoac http://xalo.vn
1. Tìm kiếm thông tin về nghề thư viện, Librarianship, quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền: sử dụng từng cách tìm sau: "có tất cả các từ", "có cụm từ chính xác", "có ít nhất một trong các từ", cho nhận xét về kết quả tìm kiếm.


2. Tìm website bán sách trên mạng và vào website này để tìm hiểu phương thức thanh toán và vận chuyển.
3. Cho biết ebay là website làm gì? (gợi ý đọc thông tin về ebay trên wikipedia)
4. Tìm hình ảnh về thư viện, trang thiết bị thư viện (kết quả tìm kiếm lưu vào một thư mục với tên là Hinhanhthuvien).