Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

Dự kiến chiến lược của Thư viện Công cộng Seattle giai đoạn 2011-2015

Thư Viện Công Cộng Seattle có một dự kiến mới về vấn đề làm thế nào để cải thiện các dịch vụ trong năm năm sắp tới. Dự kiến vừa qua tập trung vào việc làm cho các tòa nhà của Thư Viện được tốt đẹp hơn.

Dự kiến mới này được viết sau khi nói chuyện với người sử dụng Thư Viện trên khắp thành phố. Cư dân cũng được mời đến để điền một bản thăm dò. Bản thăm dò được in bằng tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Việt, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha. Hơn 33,000 người đã điền vào bản thăm dò, và việc này đã giúp Thư Viện hiểu được những loại sách, thông tin điện tử và khóa giáo dục nào mọi người ưa thích.

Một nhóm gồm 18 vị lãnh đạo doanh nghiệp và giáo dục cũng cố vấn cho các viên chức Thư Viên về dự kiến này.

Tóm tắt chiến lược:


Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Hồ Chủ Tịch với công tác thư viện


Cũng như một số lãnh tụ cách mạng kiệt xuất của thế giới, Hồ Chủ tịch đã có những ý tưởng, việc làm và giành sự quan tâm của mình cho công tác thư viện. Những đóng góp của Hồ Chủ tịch đối với công tác thư viện được thể hiện trên một số bình diện sau:

Thứ nhất: Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định cần phải xây dựng và phát triển thư viện và có những chính sách đảm bảo cho thư viện.

Thứ hai: Người đánh giá cao những triều đại và quốc gia có sự nghiệp thư viện phát triển.

Thứ ba: Người khẳng định vai trò của thư viện đối với việc nâng cao dân trí và phục vụ các nhiệm vụ cách mạng.

Thứ tư: Người đã có một số đóng góp cụ thể đối với công tác thư viện.

Thứ năm: Người luôn tôn trọng các nguyên tắc, nội quy thư viện.

Là một nhà chính trị, hơn ai hết Bác Hồ thấy rõ không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng. Và sách báo chính là một nguồn quan trọng cung cấp và phổ biến lý luận cách mạng cho quần chúng. Vì thế không thể không chú ý đến việc tổ chức đọc sách cho công nhân và những người lao động - lực lượng nòng cốt của cách mạng. Thể hiện sự quan tâm ấy, trong cuốn “Đường cách mệnh” phần “Cách tổ chức công hội” khi nêu ra lý do vì sao các hội viên phải đóng lệ phí, Bác đã nêu ra bảy điểm sẽ làm (nếu có tiền dư) trong đó điểm thứ ba là lập nơi xem sách báo cho công nhân được đặt bên cạnh việc lập trường học cho công nhân cùng con em công nhân và lập nhà thương cho họ. Điều đó chứng tỏ ngay từ khi chưa giành được chính quyền, Hồ Chủ tịch đã rất chú trọng đến công tác thư viện và việc phục vụ nhu cầu đọc sách báo, một nhu cầu thiết yếu của con người được đặt cùng với nhu cầu được học tập và nhu cầu được chữa bệnh khi đau ốm. Điều đó cũng thể hiện sự quan tâm rất thiết thực của Bác Hồ đối với người lao động nói riêng và nhân dân nói chung.

Không dừng lại ở việc hoạch định cho một tương lai như trong Đường cách mệnh "mọi người công nhân và nhân dân lao động sẽ có một nơi đọc sách", ngay sau khi giành được chính quyền, Hồ Chủ tịch đã làm một việc mà bất cứ người nào làm công tác thư viện ở Việt Nam cũng không thể không nhắc tới với một lòng biết ơn vô hạn. Đó là việc Người đã ký Sắc lệnh số 18 về việc đặt thể lệ lưu chiểu văn hoá phẩm trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 31 tháng 1 năm 1946. Nội dung Sắc lệnh gồm có 6 chương quy định rõ về cách tổ chức việc nộp lưu chiểu văn hoá phẩm. Sắc lệnh này đã được thi hành trong nhiều năm góp phần đảm bảo cho các thư viện, đặc biệt là Thư viện Quốc gia Việt Nam có điều kiện thu thập, tàng trữ và sử dụng các tài liệu được xuất bản trên đất nước Việt Nam để phục vụ các nhu cầu đọc của cán bộ và nhân dân.

Nhận thức được sự cần thiết phải tổ chức các thư viện, Hồ Chủ tịch đã luôn có nhận xét, đánh giá về việc tổ chức thư viện ở các nước khác nhau. Đánh giá về các triều đại đã qua, Hồ Chủ tịch đã không đồng tình với Tần Thuỷ Hoàng, một vị vua có đầu óc cách tân nhưng đã có hành động bạo ngược “đốt sách chôn học trò” và Người đã ngợi ca hết lời vị vua sáng suốt đầu nhà Hán và những triều đại tiến bộ về sau.

Là người yêu nước sâu sắc, ngoài hai mươi tuổi Hồ Chủ tịch đã ra đi tìm đường cứu nước. Người đã bôn ba khắp trời Âu biển Á, từ Pari hoa lệ đến xứ sở sương mù, nhưng đọng lại ở Người ấn tượng sâu nặng nhất là nước Nga Xô viết. Mảnh đất này không chỉ hấp dẫn Hồ Chí Minh vì đã biến “người nô lệ thành người tự do” mà nơi ấy còn tạo cho người dân có được cuộc sống đầy đủ về cả vật chất lẫn tinh thần. Nước Nga Xô viết đã khiến Người rung động vì nhiều lẽ trong đó có một điểm khiến Người chú ý là nơi đây có một sự nghiệp thư viện phát triển, mạng lưới thư viện dày đặc khắp toàn quốc. Ở bất cứ nơi đâu, người dân Liên Xô cũng có thể sử dụng thư viện. Về điều này Người đã kể say sưa trong “Liên xô vĩ đại”, một tác phẩm Người viết vào tháng 10 năm 1957:

Liên Xô có 392.000 thư viện với 1.300 triệu sách. To nhất là Thư viện Lênin ở Mátxcơva, với 19 triệu quyển sách bằng 160 thứ tiếng, trong số đó 2.200.000 quyển là sách nước ngoài. Mỗi ngày, hơn 5.000 người đến xem sách ở Thư viện Lênin. Các nhà máy, nông trường, cơ quan, trường học nào cũng có phòng sách. Chỉ tính ở nông thôn đã có hơn 119.000 thư viện với hơn 300 triệu quyển sách. Cố nhiên gia đình nào cũng có một tủ sách”.

Khi mô tả lại sự sung sướng và điều kiện sống thuận lợi của trẻ em ở Liên Xô, Bác đã chú ý đến một chi tiết: "Các thành phố đều có một thư viện và một hàng sách đặc biệt cho trẻ em. Thiếu nhi có một tờ báo riêng. Tờ báo “Sự thật thiếu nhi” ở Mạc Tư Khoa có một số lớn biên tập viên và thông tin viên trẻ em với độ một triệu bạn đọc nhỏ ”.

Người đã ngợi khen người dân Xô viết "Bởi chăm đọc sách nên mau thuận cường". Không chỉ dừng lại ở việc ngợi khen thành tựu thư viện ở các quốc gia, triều đại tiên tiến, từ thực tế của chính cuộc đời mình Bác đã khẳng định vai trò, tác dụng của thư viện đối với quá trình học tập, nghiên cứu, góp phần nâng cao trí lực của mỗi cá nhân và mặt bằng dân trí của xã hội.

Hồ Chủ tịch đã từng bôn ba ở nước ngoài nhiều năm, người đã từng là bạn đọc của một số thư viện, tiêu biểu là Thư viện quốc gia Pháp và Thư viện Đại học Phương Đông. Nhờ sử dụng sách báo tại các thư viện này mà Người đã có nhiều tư liệu quý báu để viết sách, báo và nâng cao kiến thức, lý luận cách mạng.

Với Bác, tác dụng của sách báo và thư viện không chỉ giúp ích cho việc học tập, nâng cao trình độ mà trong những bối cảnh nhất định nó còn có sức công phá mạnh hơn cả đạn bom. Trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, Hồng quân Liên Xô đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất khâm phục đội quân hùng mạnh này. Song, cái làm nên sức mạnh của đội quân ấy không chỉ đơn thuần là sự trang bị đầy đủ về vũ khí, đạn dược có huấn luyện, có tổ chức mà cơ bản là “Hồng quân Liên Xô đã được hưởng thụ một nền văn hoá và giáo dục tốt đẹp... Không nói chi đến việc cung cấp lương thực, quần áo, súng đạn được đầy đủ mà ngay cả đến sách báo... Hồng quân cũng được hưởng đầy đủ”. Hệ thống thư viện trong quân đội Xô viết đã cung cấp sách báo cho các chiến sĩ ngay cả chốn sa trường. Và chính điều này đã góp một phần không nhỏ tạo nên sức mạnh tinh thần cho đội quân hùng hậu ấy. Hồ Chủ tịch quả đã không bỏ qua một chi tiết rất nhỏ nhưng quan trọng đó.

Thấy được vai trò, tác dụng của thư viện nên Hồ Chủ tịch đã có nhiều việc làm và đóng góp cho sự nghiệp thư viện của nước nhà. Đây là một nét đặc biệt của chủ tịch Hồ Chí Minh. Khác với những vị quân vương, các nguyên thủ quốc gia khác, sự quan tâm của Hồ Chủ tịch đối với thư viện không chỉ dừng lại ở những ý kiến văn bản, chỉ thị mà Người còn có nhiều việc làm thiết thực, cụ thể để thể hiện sự quan tâm đó.

Theo “Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử” tập 1 và đặc biệt là qua “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng, ngay từ khi còn trẻ tuổi, lúc làm thầy giáo ở trường Dục Thanh - Phan Thiết, thầy Nguyễn Tất Thành đã nung nấu suy nghĩ về việc lập ra một thư viện trong nhà trường để cho các học trò có nhiều sách để đọc. Không kịp thực hiện điều ấy, trước lúc đi xa, Người đã để lại một số tiền góp vào quỹ xây dựng thư viện của trường Dục Thanh. Để ghi nhớ việc làm đầy nghĩa cử ấy, về sau này trong thập kỉ 70, Bộ Giáo dục đã phát động phong trào xây dựng “Tủ sách Nguyễn Tất Thành”. Phong trào này đã diễn ra sôi nổi khắp các trường học của miền Bắc một thời. Đó chính là cơ sở để hình thành một hệ thống thư viện nhà trường rộng khắp trên toàn quốc hiện nay.

Để tăng cường “hạt giống” cho phong trào cách mạng Việt Nam, Đảng và Hồ Chủ tịch đã tuyển chọn và gửi một số cán bộ đi học và đào tạo tại nước ngoài (trong đó có Đại học Phương Đông) nhưng số lượng cán bộ gửi ra nước ngoài có hạn và không thể đáp ứng được nhu cầu. Vì thế, việc đào tạo tại chỗ cần phải tiến hành. Muốn vậy phải có tài liệu sách vở. Thực tế lúc bấy giờ, Việt Nam rất thiếu những tài liệu cần thiết để tuyên truyền giác ngộ cách mạng và phổ biến lý luận cách mạng. Đứng trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngần ngại gửi nhiều bức thư khác nhau cho các tổ chức quốc tế và một số cá nhân để xin sự giúp đỡ về tài liệu.

Sau khi đã trở thành Chủ tịch nước, Bác Hồ cũng luôn quan tâm đến việc xây dựng tủ sách cho các em thiếu nhi. Bằng nhiều cách khác nhau, Người luôn cố gắng tạo mọi điều kiện để các em có sách đọc. Khi mọi người đề nghị Bác tổ chức sinh nhật, Người đã gạt đi vì theo Người đó là lãng phí không cần thiết khi mà trẻ em thiếu sách và nhiều nơi chưa có phòng đọc trong nhà trường. Ngày 23/3/1963, khi đọc báo Hà Nội mới, qua bài “Tủ sách nhỏ” Người được biết có ba em nhỏ đang góp tiền xây dựng ‘Tủ sách Kim Đồng”. Đọc xong, Người đã ghi ngay bên cạnh bài báo: “Đi xem. Về, Văn phòng có thể gửi cho một số sách mà các em chưa có”.

Trong điều kiện kinh tế còn eo hẹp, không phải bất cứ ai cũng có tiền mua sách báo, Hồ Chủ tịch đã chỉ ra một biện pháp khắc phục rất dễ thực hiện - đọc tập thể. Không trực tiếp đặt ra việc lập các thư viện công đoàn nhưng Người đã phân tích và vạch ra biện pháp giải quyết về vấn đề này như sau: “Khi xem báo thấy những vấn đề quan trọng, thì nên cùng nhau thảo luận. Gặp vấn đề gì khó hiểu, thì nên viết thư hỏi nhà báo[1].

Trong cuộc đời, Hồ Chủ tịch đã được nhận và cũng đã trao tặng nhiều sách báo. Người cũng đã có công xây dựng nên phong trào đọc sách ở trong nhân dân và đặc biệt là trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Nhân dịp kỉ niệm lần thứ 70 ngày sinh của Bác, thanh thiếu niên xã Ngọc Thuỵ (Gia Lâm - Hà Nội) đã gửi lụa tặng Hồ Chủ tịch và Người đã đáp lại tấm lòng của lớp trẻ bằng một món quà đặc biệt. Cuốn “Bác Hồ với nông dân Hà Nội” đã ghi nhớ về món quà đó như sau: "Bác đã gửi tặng lại thanh niên xã Ngọc Thuỵ một tủ sách hơn 200 cuốn được mua bằng tiền nhuận bút viết báo của Người. Đấy là những cuốn sách hay, những chuyện về các người lãnh đạo giỏi, sách khoa học kỹ thuật nông nghiệp và cả những chuyện cổ tích nữa[2].

Ngoài những vấn đề trên, có một chi tiết chúng ta không thể bỏ qua khi hệ thống lại những đóng góp và kỷ niệm của Hồ Chủ tịch đối với nghề thư viện, đó là thái độ trân trọng của Người đối với các nguyên tắc sử dụng thư viện. Theo lời kể của ông Rudolf Pfutner, Đại sứ Cộng hoà Dân chủ Đức tại Việt Nam từ năm 1955 đến 1959: Có một lần, Hồ Chủ tịch đã ngỏ ý nhờ ông mượn cho một cuốn sách về các loại mô hình máy móc mà Người đã có dịp xem hồi hoạt động bí mật ở Beclin. Vị đại sứ ấy đã tìm được cuốn sách và xin được tặng Hồ Chủ tịch. Hiềm một nỗi trong sách có in dấu thư viện. Khi nhận được sách, Hồ Chủ tịch đã tỏ ý không hài lòng và Người đã kiên quyết trả lại. Người còn nhắc nhở: “Không được lấy sách thư viện để tặng như vậy”. Câu chuyện giản dị ấy sẽ mãi là một bài học cho chúng ta hôm nay.

Hồ Chủ tịch đã đi xa nhưng tên tuổi và sự nghiệp của Người sẽ còn sống mãi với non sông đất nước. Với những người làm công tác thư viện, những chiến sĩ thầm lặng trên mặt trận văn hoá, những đóng góp và kỉ niệm về Bác sẽ mãi là những nguồn động viên khích lệ cho mỗi chúng ta hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.

Tài liệu tham khảo

1. Bác Hồ trên đất nước Lênin . - H. : Thanh niên, 1980.

2. Bác Hồ về nước: Hồi kí . - H. : Văn học. - 1995.

3. Chúng ta có Bác Hồ . - H. : Lao động. - 1990

4. Hồ Chí Minh toàn tập. - 12 T. - H. : Chính trị quốc gia. - 1995.

Nguồn: http://uel.edu.vn/?ArticleId=a8616744-4dc6-4173-9df0-e9601a25c682

Thư viện cổ nằm giữa Vatican

Thư viện Vatican, có tên đầy đủ là Thư viện tòa thánh Vatican, nằm trong thành Vatican, đây là một trong những thư viện cổ nhất thế giới và có kho tàng sách với niên đại khoảng 2 nghìn năm.

Thư viện này được khởi công xây dựng vào năm 1451. Hiện thư viện lưu giữ khoảng 75.000 bản viết tay và có hơn 1,1 triệu sách in. Ngoài sách vở tài liệu, thư viện còn lưu trữ các bộ sưu tập tiền đúc và huy chương, huân chương cổ. Nơi đây mở cửa từ tháng 9/2010, sau ba năm cải tạo và tu bổ.

Tất cả các vị khách tham quan đều được vào để chiêm ngưỡng công trình kiến trúc cầu kỳ, độc đáo này, nhưng nếu muốn đến tham khảo tài khảo tài liệu thì độc giả phải là một chuyên gia hoặc giáo viên hay nghiên cứu sinh tại trường đại học.

Mời các bạn chiêm ngưỡng kiến trúc và những quyển sách có giá trị lớn của Thư viện tòa thánh Vatican, ảnh trên BBC:

Thư viện nhìn từ trên cao.

Thư viện nhìn từ trên cao.

Năm 2007, thư viện đóng cửa để tu bổ. Sau ba năm cải tạo, nới đây mới được mở cửa lại.

Năm 2007, thư viện đóng cửa để tu bổ. Sau ba năm cải tạo, nới đây mới được mở cửa lại.

Một trong những quyển sách cổ được lưu giữ trong Thư viện Vatican.

Một trong những quyển sách cổ được lưu giữ trong Thư viện Vatican.

Khi cải tạo, các kiến trúc sư đã cố gắng giữ lại tất cả những nét vẽ trang trí trên trần và tường của thư viện.

Khi cải tạo, các kiến trúc sư đã cố gắng giữ lại tất cả những nét vẽ trang trí trên trần và tường của thư viện.

Nơi đây có khoảng 1,1 triệu đầu sách các loại.

Nơi đây có khoảng 1,1 triệu đầu sách các loại.

Tất cả những bản viết tay quý giá tại thư viện đều được lưu giữ trong những căn phòng chống bom, mỗi bản viết tay đều gắn chip điện tử để không ai có thể đánh cắp và xê dịch chúng khỏi vị trí trong kho lưu trữ. Khi vào nghiên cứu tại phòng lưu trữ đặc biệt này, các học giả không được mang theo bút hay bất cứ loại chất lỏng nào.

Tất cả những bản viết tay quý giá tại thư viện đều được lưu giữ trong những căn phòng chống bom, mỗi bản viết tay đều gắn chip điện tử để không ai có thể đánh cắp và xê dịch chúng khỏi vị trí trong kho lưu trữ. Khi vào nghiên cứu tại phòng lưu trữ đặc biệt này, các học giả không được mang theo bút hay bất cứ loại chất lỏng nào.

Mỗi năm chỉ có khoảng 4.000 đến 5.000 học giả từ các nước trên thế giới được phép tới đây nghiên cứu.

Mỗi năm chỉ có khoảng 4.000 đến 5.000 học giả từ các nước trên thế giới được phép tới đây nghiên cứu.

Những bức tường trong thư viện cũng là di tích lịch sử quý giá với những bức tranh từ thời trung cổ.

Những bức tường trong thư viện cũng là di tích lịch sử quý giá với những bức tranh từ thời trung cổ.

Hình trang trí trên trần nhà.

Hình trang trí trên trần nhà.

Thư viện là một phần quan trọng trong tòa thành Vatican.

Thư viện là một phần quan trọng trong tòa thành Vatican.

Linh Phạm

Nguồn: http://ngoisao.net/news/choi-gi/2011/05/167768-thu-vien-co-nam-giua-vatican/

Đội ngũ cán bộ thư viện công cộng: Vừa thiếu, vừa yếu

(HNM) - Chiến lược của ngành thư viện Việt Nam đến năm 2010 là: "100% thư viện các tỉnh, thành phố được nối mạng với Thư viện Quốc gia; internet, số hóa 20% tài liệu quý hiếm; 40% thư viện cấp huyện ứng dụng công nghệ thông tin…". Hiện đã là năm 2010 nhưng ngành thư viện chưa đạt được mục tiêu đề ra. Một trong những nguyên nhân của thực trạng đó là do đội ngũ cán bộ thư viện công cộng (TVCC) vừa thiếu, vừa yếu.

Học sinh Trường THCS Thành Công mượn và đọc sách tại thư viện nhà trường. Ảnh: Nguyệt Ánh

1,5 cán bộ/thư viện cấp huyện

Theo thống kê của ngành thư viện, hệ thống TVCC ở Việt Nam hiện nay gồm có: 1 thư viện quốc gia; 63 thư viện cấp tỉnh, thành phố; 613 thư viện cấp huyện và gần 2.000 thư viện cấp xã. Đa số các thư viện hoạt động theo mô hình truyền thống song song với hiện đại, có nghĩa là bạn đọc vào thư viện vừa có thể tra cứu tài liệu theo cách thủ công, vừa có thể sử dụng thư viện điện tử qua hệ thống máy tính kết nối internet. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Vụ phó Vụ Thư viện thì mô hình thư viện truyền thống vẫn "áp đảo", do đó cán bộ thư viện có vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong các TVCC. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, ngoại trừ Thư viện Quốc gia có gần 190 cán bộ, Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh có 120 cán bộ, trung bình các thư viện còn lại chỉ có từ 15-20 cán bộ. Cá biệt, Thư viện tỉnh Bắc Kạn chỉ vẻn vẹn 6 cán bộ. Bà Mai cho biết thêm: Trong tổng số 1.500 cán bộ thư viện cấp tỉnh, chỉ có 6% số người có trình độ sau đại học và số cán bộ thư viện còn thiếu ở hệ thống thư viện cấp tỉnh, thành phố lên tới con số hàng trăm người.

Đáng quan tâm hơn là thư viện cấp huyện chỉ có khoảng 900 cán bộ, trung bình 1,5 cán bộ/thư viện, trong khi chỉ tiêu biên chế là 3 cán bộ/một thư viện. Đội ngũ cán bộ thư viện không chỉ thiếu về số lượng mà còn yếu về chuyên môn với 55% số người chưa được đào tạo đúng chuyên ngành - bà Mai khẳng định.

Ngay ở Thư viện Hà Nội - thư viện cấp tỉnh, thành phố hiện đại bậc nhất cả nước với gần 80% cán bộ có trình độ đại học, được đào tạo đúng chuyên ngành thì cũng chỉ có 50% cán bộ thực sự đáp ứng được nhu cầu công việc, 50% còn lại cần phải được trang bị thêm kiến thức chuyên ngành - ông Chu Ngọc Lâm, Giám đốc Thư viện Hà Nội cho hay. Thư viện huyện Ba Vì có 2 cán bộ, trong đó chỉ có một cán bộ có nghiệp vụ, vậy mà bà Nguyễn Thị Kim Dinh, Giám đốc thư viện còn chia sẻ: "Chúng tôi may mắn còn có hai cán bộ chứ thư viện nhiều huyện khác chỉ có một cán bộ mà thôi".

Cũng theo đánh giá của Vụ Thư viện thì 80% cán bộ được đào tạo chuyên ngành thư viện mới được trang bị các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, về tổ chức và hoạt động của thư viện truyền thống. Cán bộ được đào tạo ở các ngành khoa học khác, đặc biệt là về công nghệ thông tin, ngoại ngữ chiếm tỷ lệ khá thấp, trong khi đó một trong những yêu cầu của hệ thống TVCC hiện nay là cán bộ thư viện phải biết xử lý nội dung các tài liệu khoa học, nhất là khoa học công nghệ, phục vụ cho phát triển kinh tế. Những hạn chế này của đội ngũ cán bộ là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu của bạn đọc - bà Mai nhấn mạnh.

Gấp rút đào tạo và đào tạo lại

Sở dĩ, đội ngũ cán bộ TVCC trì trệ như trên là do một thời gian dài người ta quan niệm thư viện là nơi thu thập, tàng trữ, bảo quản di sản văn hóa bằng chữ viết, nên khi đào tạo các trường đã nhấn mạnh các chức năng văn hóa, giáo dục và giải trí của thư viện. Hiện nay, việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực thư viện khiến cán bộ thư viện trở thành người "môi giới" tích cực giữa người dùng và nguồn lực, cho nên việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thư viện là đòi hỏi tất yếu khách quan. Về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Tiệp, Giám đốc Thư viện Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh nói: Các cơ sở đào tạo cán bộ thông tin thư viện cần trang bị kỹ năng và phương pháp sử dụng phần mềm nguồn mở giúp cán bộ thư viện có thể cung cấp thông tin đa dạng cho bạn đọc.

Đây cũng là quan điểm của ông Chu Ngọc Lâm, Giám đốc Thư viện Hà Nội. Ông cho biết, tới đây Thư viện Hà Nội sẽ đưa đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu công việc đi đào tạo và đào tạo lại.

Còn bà Nguyễn Thị Thanh Mai cho hay: Ngành thư viện đang tiến hành phân loại đối tượng cần đào tạo, đào tạo lại. Theo đó, đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống TVCC hiện nay chủ yếu là cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và cán bộ công nghệ. Cán bộ quản lý sẽ được bổ sung kiến thức pháp luật về lĩnh vực văn hóa; kiến thức về tổ chức, quản lý thư viện hiện đại. Cán bộ chuyên môn sẽ được trang bị kỹ năng sử dụng máy tính, khai thác thông tin trên internet… Ngoài ra, các thư viện tỉnh cũng sẽ có chính sách thu hút cán bộ chuyên sâu về tin học, ngoại ngữ về công tác.

Tuy nhiên, bà Mai cũng nhấn mạnh rằng: Việc xây dựng các chương trình đào tạo, đào tạo lại phù hợp với từng đối tượng không dễ dàng, do đó cần có sự đầu tư thích đáng về trí tuệ, vật chất và tổ chức khoa học, nghĩa là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Vụ Thư viện, các trường đại học và Hội Thư viện Việt Nam.

Hiền Dung
Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/Van-hoa/306598/%C4%91oi-ngu-can-bo-thu-vien-cong-cong-vua-thieu-vua-yeu.htm

Một số khác biệt cơ bản giữa AACR2 và RDA

I. Tại sao cần Quy tắc biên mục mới?

Cộng đồng thư viện thế giới và cả Việt Nam vẫn đang quen dùng Quy tắc biên mục Anh - Mỹ (AACR2) trong một thời gian tương đối dài. Nhưng thực tế đã cho thấy cần có sự thay đổi, điều chỉnh AACR2 vì các lý do sau đây:

1. AACR2 được hình thành trong thời kỳ biên mục trên phích và trên thẻ (card) nhưng nguồn tài nguyên mà chúng ta mô tả hiện nay ngày càng phong phú đa dạng về nội dung, hình thức, phương tiện lưu giữ và phương tiện chuyển tải nội dung đến người nghe như đĩa CD, DVD, file âm thanh, file hình ảnh, ảnh động, … Do đó chúng ta cần có một công cụ biên mục mới, có thể chuyển tả toàn bộ những đặc tính của các tài nguyên này.
2. AACR2 được chia thành từng chương dựa trên 8 vùng mô tả của ISBD do đó đã tạo nên sự trùng lặp của các chương với nhau.
3. Dù AACR2 đã được cập nhật, bổ sung khá nhiều nhưng vẫn chưa đủ để giúp các dữ liệu của thư viện hội nhập và sử dụng được trong môi trường web. Chúng ta cần xác định rõ các yếu tố dữ liệu có thể thao tác được bằng máy móc để từ đó có thể sử dụng trong thế giới số.
4. Người dùng tin ngày nay tiếp cận thư viện và truy cập tài nguyên của thư viện theo rất nhiều cách khác nhau như trực tiếp đến thư viện, qua OPAC, qua web, blog, thậm chí qua tin nhắn SMS … Đồng thời nhu cầu thông tin của họ cũng phát triển ngày càng phong phú đa dạng, không chỉ là sách báo in mà còn là sách điện tử, bản đồ trực tuyến, file âm thanh, ảnh động, không gian 3 chiều … Điều này đòi hỏi thư viện phải tìm ra phương thức phù hợp để tiếp cận người dùng tin mọi lúc mọi nơi và đáp ứng được các nhu cầu của họ nhằm giành lại “thị phần” đang ngày một thu hẹp do sự lớn mạnh của Google Scholar, Google Books, Google Earth, Wikipedia, Facebook, hay Youtube …
5. Rõ ràng trên một vài phương diện, trong thế giới số ngày nay, thư viện đã để tuột mất vai trò là nhà cung cấp tin hàng đầu cho người dùng tin. Thư viện cần khôi phục lại vai trò này bằng cách hội nhập với thế giới công nghệ số, với môi trường web, tự làm mới mình qua các phương tiện hỗ trợ nghiệp vụ hiệu quả như nâng cấp hệ thống quản trị thư viện tích hợp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên, tăng cường quảng bá các dịch vụ…

Trong bối cảnh đó, Quy tắc mô tả và truy cập tài nguyên (tạm dịch từ tên tiếng Anh Resource Description and Access, viết tắt là RDA) đã ra đời như là một trong các giải pháp hiện đại hoá, cập nhật và quốc tế hoá các hoạt động của thư viện.

II. Tổng quan về RDA

RDA được xây dựng trên cơ sở các quy tắc nghiệp vụ đối với biểu ghi thư tịch (FRBR, ra đời năm 1998), các quy tắc nghiệp vụ cho dữ liệu có thẩm quyền (FRAD, ra đời năm 2009) và các quy tắc biên mục quốc tế của IFLA (ICP, ra đời năm 2009). Do đó RDA rất chú trọng đến các tác vụ dành cho người dùng tin, nhằm mục đích cung cấp nhiều kết quả tìm kiếm phù hợp nhất và cho phép họ di chuyển qua lại giữa các nguồn tài nguyên và biết được mối liên hệ giữa các tài nguyên có liên quan. (Do RDA sử dụng khái niệm “resource” để chỉ đối tượng được biên mục nên trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tạm dịch là “tài nguyên” hoặc “nguồn tài nguyên” mà không dịch là “tài liệu” hay “nguồn tin” vì khái niệm “resource” bao quát nhiều ý nghĩa rộng lớn hơn. Tương tự chúng tôi sử dụng khái niệm “người dùng tin” thay vì khái niệm “độc giả” hay “bạn đọc”)

Mục đích cơ bản của RDA là giúp cho người dùng tin “tìm kiếm, xác định được, lựa chọn được và có được” tài liệu, thông tin, vật thể … mà họ mong muốn (“find, identify, select, obtain”).

RDA là một chuẩn về nội dung chứ không phải là chuẩn về khổ mẫu hay chuẩn mã hoá. Có thể sử dụng RDA với bất kỳ một khổ mẫu nào như MARC21 hay Dublin Core, MODS, ...

Khác với AACR2, RDA không được phân chia thành từng chương cho từng loại hình tài nguyên mả chỉ có các quy tắc áp dụng chung cho tất cả các loại hình tài nguyên nhằm tránh sự trùng lặp giữa các chương với nhau như trong AACR2. RDA lấy yếu tố (element) làm cơ sở phân chia và được chia thành 3 phần: mô tả tài nguyên, mối liên hệ giữa các yếu tố và kiểm soát điểm truy cập. Ba phần của RDA lại được chia thành từng chương cho từng yếu tố. Chương 1 đến chương 7 phân chia các loại hình tài nguyên. Chương 8 đến chương 11 và chương 16 xác định cá nhân, dòng họ và tập thể liên quan đến tài nguyên. Chương 17 đến chương 22 xác định mối liên hệ giữa cá nhân, dòng họ, tập thể và tài nguyên. Chương 24 đến 28 xác định mối liên hệ giữa các tài nguyên. Chương 29 đến chương 32 xác định mối liên hệ giữa cá nhân, dòng họ và tập thể.

Một ý tưởng chung bao trùm lên toàn bộ RDA là: “take what you see and accept what you get”, tạm dịch là khi mô tả tài nguyên, hãy “mô tả cái chúng ta nhìn thấy và chấp nhận kết quả chúng ta có được”, nhằm tôn trọng tài nguyên được mô tả, tránh chỉnh lý, bổ sung quá nhiều và mất nhiều thời gian biên mục.

Rõ ràng chúng ta có thể thấy RDA là một công cụ biên mục trực tuyến, mang tính linh hoạt cao, cho phép cơ quan và cán bộ biên mục có nhiều lựa chọn và có các chính sách biên mục riêng, dựa trên các hướng dẫn của RDA. Có thể xem nội dung của RDA bằng cách chuyển đổi qua lại từ AACR2 sang hoặc từ MARC 21 sang hoặc từ trong chính quá trình biên mục.

RDA là sự kế tiếp AACR2 chứ không phải là một phiên bản chỉnh sửa của AACR2 dù rất nhiều chỉ dẫn của RDA cho kết quả giống như chỉ dẫn của AACR2.

III. Những khác biệt cơ bản giữa RDA và AACR2 bao gồm:

Cũng giống như AACR2 trong giai đoạn đầu, RDA hiện nay vẫn đang trong quá trình chỉnh sửa, thử nghiệm và tiếp nhận các ý kiến đóng góp. Chúng ta có thể nhận thấy một số điểm khác biệt căn bản giữa RDA và AACR2. Cụ thể là:

1. RDA thêm vào các yếu tố mô tả dành cho tài nguyên số và được dùng cho hệ thống thư viện tích hợp trong khi AACR2 khó có thể đảm bảo được điều này. Bên cạnh đó, RDA vẫn cung cấp các chỉ dẫn phục vụ cho công tác mô tả tài nguyên truyền thống.
2. RDA không bó hẹp trong ngành thư viện như AACR2 mà còn có thể ứng dụng cho các ngành khác. Đặc biệt nó phân loại tài liệu dựa theo chuẩn Trao đổi thông tin trực tuyến (ONline Information eXchange, viết tắt là ONIX) - một chuẩn truyền thông mà qua đó dữ liệu ở dạng điện tử sẽ được truyền từ nhà xuất bản tới các nhà tích hợp dữ liệu, nhà phát hành và bất cứ ai liên quan đến việc bán các ấn phẩm đó).
3. RDA phân loại tài nguyên dựa trên chuẩn ONIX, thay thế định danh dạng tài liệu chung và định danh dạng tài liệu riêng trong AACR2 bằng 3 yếu tố là kiểu phương tiện trung chuyển, kiểu vật mang tin và kiểu nội dung. Cách phân chia này giúp người dùng tin có thể tìm thấy tài nguyên phù hợp nhất với nhu cầu của họ và giúp hệ thống tăng cường khả năng hiển thị thông tin cho người dùng tin.
4. RDA đặc biệt chú trọng vấn đề về mối liên hệ giữa các tài nguyên với nhau, giữa tài nguyên với những người chịu trách nhiệm về nó, vì công việc biên mục không chỉ đơn thuần là cung cấp từ khoá mà còn cho phép người dùng tin di chuyển giữa các tài nguyên có liên quan và giúp cho hệ thống cung cấp các kết quả tìm kiếm có ý nghĩa nhất cho người dùng tin.
Mối liên hệ trong RDA bao gồm:
1. Mối liên hệ giữa các thực thể của FRBR với một tài nguyên
2. Mối liên hệ giữa các tài nguyên với nhau
3. Mối liên hệ giữa tài nguyên và chủ thể sáng tạo
4. Mối liên hệ giữa các chủ thể sáng tạo là cá nhân, tập thể …

Ví dụ, RDA sẽ cho người dùng tin biết tác phẩm A còn có phần tiếp theo tên là ADC hay nhà soạn nhạc B cũng đã sáng tác một bản nhạc khác có tên là XYZ…
5. RDA hỗ trợ việc chia sẻ các siêu dữ liệu giữa các cộng đồng. Chúng ta cần mô tả tài nguyên theo cách có thể tăng cường tối đa các giá trị của siêu dữ liệu để có thể trích xuất chúng bất cứ khi nào. Mặt khác các cán bộ biên mục cần có một công cụ giúp tạo ra các siêu dữ liệu có thể phục vụ cho bất cứ dịch vụ nào và vì bất kỳ mục đích nào mà không phải biên mục lại tài nguyên mỗi khi cần đến các siêu dữ liệu đó. RDA chính là một công cụ giúp giải quyết các vấn đề này.
6. RDA có một hệ thống các từ khoá có kiểm soát, đa số chúng mang tính mở, tức là cán bộ biên mục có thể cho thêm vào các từ khoá mới nếu trong danh mục có sẵn của RDA không có từ khoá thật sự phù hợp. Hệ thống từ khoá và thuật ngữ của AACR2 không mang tính mở cao như của RDA.
7. RDA bao quát được nhiều loại hình tài nguyên, kể cả các loại hình tài nguyên như bản đồ, tài liệu trực tuyến, DACS, CCO, DCRM (B) và giúp mô tả tất cả các yếu tố liên quan đến các nguồn tài nguyên trong khi AACR2 vẫn cần bổ sung thêm nhiều quy tắc biên mục với các tài nguyên này.
8. Mục tiêu của RDA rộng lớn hơn AACR2 vì nó khá linh hoạt để có thể đáp ứng nhu cầu của người sử dụng ở từng khu vực, vùng miền. Ví dụ như RDA cho phép cơ quan biên mục lựa chọn ngôn ngữ, chữ viết, niên lịch và hệ thống con số riêng, thích hợp trong biểu ghi và trong tiêu đề chuẩn để người dùng tin của cơ quan biên mục đó có thể hiểu được.
9. RDA nhấn mạnh nguyên tắc “take what you see and accept what you get” (mô tả cái bạn thấy và chấp nhận cái bạn có được) nhằm thể hiện sự tôn trọng đối tượng được mô tả, hỗ trợ việc sao chép các siêu dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác, không chỉnh lý quá nhiều nhằm tiết kiệm thời gian biên mục. Ví dụ như RDA quy định chuyển tả cả các kiểu viết hoa, dấu câu, chữ viết tắt, biểu tượng, con số và cả những chỗ không chính xác đối với tên gọi của tài nguyên vào biểu ghi thư mục. Trong nhiều trường hợp AACR2 cho phép bỏ qua dấu phân cách, viết hoa và chỉnh sửa cả những chỗ không chính xác.
10. RDA quy định tất cả các loại hình tài nguyên đều có nguồn ưu tiên lấy thông tin giống nhau và chỉ chia tài nguyên thành 3 loại. Loại 1 là trang giấy, tờ giấy hoặc hình ảnh trang giấy. Loại 2 là ảnh động. Loại 3 là tất cả các loại tài liệu còn lại. AACR2 lại phân chia theo từng chương cho từng loại hình tài liệu và trên cơ sở của 8 vùng mô tả mà ISBD quy định.
11. RDA mang tính quốc tế, không dựa trên ngữ cảnh Ănglo-Sắc xông như trong AACR2, thể hiện qua việc RDA giúp chia sẻ siêu dữ liệu giữa các cộng đồng, loại bỏ tất cả các chữ La tinh viết tắt trong biên mục mô tả (trừ khi các chữ này xuất hiện trên nguồn lấy thông tin), cho phép cơ quan biên mục lựa chọn ngôn ngữ, chữ viết, hệ thống con số riêng …
12. RDA cũng sử dụng một số thuật ngữ mới như “chủ thể sáng tạo” thay “tác giả, soạn giả …” trong AACR2, “nhan đề ưu tiên” và “điểm truy cập có thẩm quyền” thay “bản mô tả chính”, “mô tả vật mang tin” thay “mô tả vật lý”, “nguồn ưu tiên lấy thông tin” thay “nguồn lấy thông tin chính” … Tất cả những thay đổi về khái niệm này thể hiện tư duy và định hướng hoà nhập với thế giới số, nơi các nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng, không chỉ ở dạng sách in, tạp chí điện tử mà còn là vật thể ba chiều, ảnh động …
13. Thay vì dùng 3 cấp độ mô tả như trong AACR2, RDA lại quy định các yếu tố bắt buộc phải có trong mô tả.
14. RDA còn có khá nhiều thay đổi khác so với AACR2 trong từng yếu tố. Ví dụ như:

RDA quy định không sử dụng các chữ cái La tinh viết tắt và các từ viết tắt khác trừ khi chúng xuất hiện

Nguồn lấy thông tin cho thông tin trách nhiệm: AACR2 (1.1A2) quy định lấy từ nguồn lấy thông tin chính của tài liệu đang mô tả; thông tin đưa thêm vào từ những nguồn khác được đặt trong dấu ngoặc vuông [ ]. RDA 2.2.2 và 2.4.2.2 mở rộng nguồn lấy thông tin cho thông tin trách nhiệm. Chỉ thông tin trách nhiệm nào lấy bên ngoài tài nguyên mới phải đặt thông tin trong dấu ngoặc vuông [ ].

trên nguồn ưu tiên lấy thông tin. Không dùng [s.n], [s.l.], [et al.], “p.” , “ill.”, “col.”, “v.”, hay “no” trong mô tả.

Thông tin nhan đề: Đối với tài nguyên là chuyên khảo, nếu có lỗi chính tả trong nhan đề, chuyển tả cả lỗi chính tả, sau đó cung cấp nhan đề chuẩn ở trường 246 ( theo RDA 1.7.9, và 2.3.1.4); đối với tài nguyên là tạp chí và nguồn tin tích hợp, chuyển tả nhan đề sau khi đã sửa lỗi chính tả của nhan đề

RDA quy định nếu một thông tin trách nhiệm có nhiều tên chủ thể sáng tạo, chuyển tả tất cả tên các chủ thể đó, hoặc chuyển tả tên chủ thể sáng tạo đầu tiên, sau đó đặt trong dấu ngoặc vuông [ ] số lượng tên chủ thể không được chuyển tả (không áp dụng quy tắc [et al.] như của AACR2)

RDA 2.4.1.4 quy định: không được phép bỏ tước hiệu quý tộc, danh hiệu tôn vinh, địa chỉ, những chữ viết tắt của tổ chức, ngày thành lập, khẩu hiệu; hoặc rút ngắn các thông tin này nếu không làm mất đi ý nghĩa cần thiết của nó (nguyên tắc 1.1F7 của AACR2 cho phép bỏ trong một số trường hợp)

RDA coi năm đăng ký bản quyền của tài nguyên là một yếu tố độc lập, không phải là yếu tố phụ, hay yếu tố bổ sung cho năm xuất bản.

Vì mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tin, RDA khuyến khích: nếu trên tài nguyên không hiển thị năm và nơi xuất bản, phát hành, sản xuất tài nguyên thì cán bộ biên mục nên đưa ra năm và nơi phỏng đoán; không sử dụng [s.n.] hay [s.l.] mà thay bằng cụm từ [không xác định được tên] và [không xác định được địa điểm].

RDA quy định cung cấp đầy đủ các chi tiết vật lý về tài nguyên nếu có thể. Ví dụ như: 1 tài liệu trực tuyến (68 trang), 1 đĩa vi tính (1 file âm thanh, 1 file hình ảnh)

Điểm truy cập: RDA quy định lập bản mô tả chính cho chủ thể sáng tạo đầu tiên và lập bản mô tả bổ sung cho tất cả chủ thể còn lại nếu tài nguyên có hơn 1 chủ thể sáng tạo (khác với quy định của AACR2 21.6C2, 21.30B1)

Nhan đề đồng nhất: RDA quy định lập bản mô tả bổ sung (tên – nhan đề ) tương ứng với từng ngôn ngữ (so sánh với quy định của AACR2 25.5C1)

RDA coi Kinh ước và các sách thuộc Kinh thánh (Bible) như là một phần của Kinh thánh, chứ không phải là một phần của Kinh Cựu Ước hoặc Kinh Tân Ước.

Tài nguyên là tài liệu âm nhạc: RDA mở rộng việc chuyển tả tất cả phương tiện biểu diễn; có thêm nhiều điểm truy cập theo tên của người soạn lời nhạc kịch (libretto); có thêm nhiều điểm truy cập cho tác phẩm mà một đoạn cađenza được viết cho tác phẩm ấy.

IV.. Sự tương thích giữa MARC21 và RDA

Về mặt lý thuyết, RDA được xây dựng trên cơ sở của AACR2 nên các biểu ghi sử dụng quy tắc biên mục RDA mang tính tương thích với biểu ghi sử dụng quy tắc biên mục AACR2. Trong đa số các trường hợp, cán bộ biên mục không phải chỉnh sửa lại các biểu ghi sử dụng quy tắc AACR2. Tuy vậy, không chỉ đối với cộng đồng thư viện Việt Nam mà ngay cả với cộng đồng thư viện thế giới, việc tạo ra sự tương thích cao độ giữa MARC21 và RDA nhằm chuyển đổi một cách dễ dàng, tránh sai sót và giảm tải công việc chỉnh lý biểu ghi là một vấn đề quan trọng, cần được quan tâm xem xét kỹ lưỡng.

Một số thay đổi cơ bản cần được thực hiện trong MARC21 và RDA để giúp chúng tương thích với nhau. Các thay đổi đó bao gồm:
Trong MARC21, cần thêm các trường con sau đây

* Trường 245: cần thêm $f, $g, $h cho phương tiện, $k cho hình thức, $s cho ấn bản
* Trường 300: cần thêm $f
* Trường 046: cần thêm $f cho năm sinh, $g cho năm mất, $o cho thời gian bắt đầu, $p cho thời gian kết Thúc
* Trường 621: cần thêm $a nơi sinh, $b nơi mất, $c quốc gia có liên quan, $e nơi sinh sống
* Bổ sung thêm một số trường con cho trường 622, 623, 624, 625, 626, 627, 628

Đặc biệt phải bổ sung thêm trường 336, 337 và 338 trong MARC 21 tương ứng với kiểu nội dung, kiểu phương tiện trung chuyển và kiểu vật mang tin của RDA. Ngoài ra MARC 21 cũng cần duy trì tính linh hoạt liên quan đến loại biểu ghi (thư tịch, có thẩm quyền) đồng thời hỗ trợ việc sử dụng các tập tin phẳng, cấu trúc có thẩm quyền, cấu trúc thư tịch và cấu trúc hướng đối tượng.

Bản thân RDA cũng phải có một số điều chỉnh để phù hợp với trường 507 (kích thước), 518 (thời gian và địa điểm) và 524 (trích dẫn ưu tiên). Bên cạnh đó, nếu cán bộ biên mục có thể đưa thêm các từ khoá vào danh mục có sẵn của RDA thì việc xử lý các từ khoá sẽ như thế nào nếu chúng được hiển thị bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, làm thế nào để kiểm soát tính nhất quán, khoa học và chính xác của chúng, … Đặc biệt là các yếu tố và các chương còn dang dở, đang cần bổ sung của RDA sẽ được tiếp nhận ra sao, tương thích với MARC 21 như thế nào. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm đối với những người có liên quan. .

V. Kết luận

Dù chúng ta có cố gắng chỉ ra và chứng minh nhiều điểm ưu việt của RDA thì một số nhà chuyên môn và cán bộ thư viện vẫn cảm thấy chưa thật sự an tâm và hài lòng về RDA như một số thuật ngữ không có định nghĩa rõ ràng, một số chương quá dài và phức tạp, … Tuy vậy, RDA mới đang ở giai đoạn “thơ ấu” của nó và sẽ phát triển, hoàn thiện dần hơn theo thời gian.

Việc áp dụng RDA ở Việt Nam sẽ không dễ dàng, thậm chí là rất khó khăn so với thư viện thế giới khi mà thời gian Việt Nam chuyển đổi từ Khung phân loại BBK và Khung phân loại 19 lớp sang sử dụng AACR2 chưa lâu, các cán bộ biên mục mới hoặc chưa hết bỡ ngỡ với AACR2, nay lại chuyển sang một quy tắc khác. Bên cạnh đó, hệ thống phẩn mềm quản trị tích hợp của thư viện Việt Nam còn đang gặp rất nhiều vướng mắc, trình độ tin học của đội ngũ cán bộ thư viện không đồng đều, các hệ thống cơ sở vật chất khác còn phải hoàn thiện hơn nữa và chưa có một RDA ấn bản tiếng Việt.

Khó khăn khi chuyển đổi là không tránh khỏi. Nhưng để hội nhập với thư viện thế giới, chuẩn hoá chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu người dùng tin và tồn tại, phát triển trong thế giới của công nghệ số và web, thư viện Việt Nam cần phải nỗ lực, quyết tâm để chuyển đổi dần dần sang RDA theo một kế hoạch, lộ trình rõ ràng, cẩn trọng và khoa học, để thư viện đã, đang và sẽ là cầu nối giữa người dùng tin và tri thức nhân loại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chapman, Ann (2008) RDA: a cataloguing code for the 21st century. Retrieved from http://www.cilip.org.uk/publications/updatemagazine/archive/archive2008/....
2. Coyle, Karen & Hillman, Diane (2007) Resource Description and Acces (RDA): Cataloging rules for the 20th century. Retrieved from http://www.dlib.org/dlib/january07/coyle/01coyle.html
3. Danskin, Alan (2008) Putting RDA: Resource Description and Access into context. Retrieved from http://www.nla.gov.au/lis/stndrds/grps/acoc/documents/PuttingRDAintocont....
4. Delsey, Tom (2007) RDA Database Implementation Scenarios. Retrieved from http://www.collectionscanada.gc.ca/jsc/docs/5editor2.pdf.
5. Joint Steering Committee for Development of RDA (2007) Strategic plan for RDA 2005-2009. Retrieved from http://www.collectionscanada.gc.ca/jsc/docs/5strategic1rev2.pdf.
6. Joint Steering Committee for Development of RDA (2008a) RDA Prospectus Retrived from http://www.collectionscanada.gc.ca/jsc/docs/5rda-prospectusrev6.pdf.
7. Kiorgaard, Deirdre (2009) Resource Desciption and Acces Retrieved from http://www.information-online.com.au/sb_clients/iog/bin/iog_ programme_A17.cfm?vm_key=8225EC16-1422-0982-EBBABE4258E8637A
8. Nguyễn, Minh Hiệp (2007) Phát triẻn RDA để thay thế AACR2. Truy cập tại www.glib.hcmuns.edu.vn/hiep/writing/RDA.pdf
9. Oliver, Chris (2007) ‘Changing to RDA”. Retrieved from http://www.collectionscanada.gc.ca/jsc/docs/felicitervol53no7p250-253.pdf.
10. Schif, Adam (2010) Changes from AACR2 to RDA: A comparison of examples Retrieved from www.rda-jsc.org/docs/BCLAPresentation.ppt
11. Schneider, Karen (2007) Out of the Secret Garden: The RDA/DC Initiative. Retrieved from http://www.alatechsource.org/blog/2007/06/out-of-the-secret-garden-the-r...
12. Stewart, Margaret (2009) Mapping RDA to MARC 21. Retrieved from http://www.d-nb.de/standardisierung/pdf/stewart080602.pdf

Vũ Minh Huệ, Phòng Công tác Nghiệp vụ, Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguồn: http://www.lrc-tnu.edu.vn/node/529

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

Cách giới thiệu Thư viện hay nhất